Rất nhiều bạn đọc có thể sẽ bỏ qua câu hỏi này, nhưng tôi vẫn muốn đưa ra một câu trả lời ngắn gọn để những người mới bắt đầu tham gia thị trường có được những kiến thức cơ bản đầu tiên về nó, còn những ai đã có kinh nghiệm thì cũng có dịp ôn lại một lần nữa.
Thị trường Ngoại hối (tiếng Anh: Foreign Exchange Market, viết tắt là FOREX hay FX là thị trường tiền tệ liên ngân hàng quốc tế, còn được nhắc đến dưới cái tên Thị trường Tiền mặt (Cash Market) hoặc Thị trường Liên ngân hàng Giao ngay (Spot Interbank Market). Thị trường Ngoại hối tồn tại bất cứ nơi em ở đó, tiền tệ của một quốc gia nt được chuyển đổi thành tiền tệ của một quốc gia khác. Chính chúng ta sẽ vô tình trở thành người tham gia thị trường Ngoại hối nếu như, hãy lấy một ví dụ đơn giản, trong một chuyến đi du lịch nước ngoài, chúng ta đổi tiền tệ của nước mình sang tiền tệ của nước mà chúng ta tới thăm để chi tiêu. Vì vậy, sẽ không có gì đáng ngạc nhiên khi biết rằng nếu lấy doanh số hàng ngày của thị trường Ngoại hối chia cho dân số trên Trái đất thì mỗi người trong chúng ta đóng góp khoảng 200 đô-la Mỹ vào con số đó. Thị trường Ngoại hối phục vụ nhu cầu chuyển đổi tiền tệ vì mục đích giao dịch đơn thuần cũng như để tìm kiếm lợi nhuận.
Thị trường Ngoại hối như hiện nay hình thành sau một loạt cải cách diễn ra vào năm 1971, sau khi hệ thống quản lý tiền tệ Bretton Woods bị xóa bỏ (hệ thống này được đặt theo tên thị trấn Bretton Woods ở bang New Hampshire, Mỹ, nơi Hội nghị Tài chính và Tiền tệ Quốc tế diễn ra vào năm 1944 dưới sự bảo trợ của Liên Hợp Quốc. Tại đây, Hiệp ước Bretton Woods đã được ký kết). Các nước có nền kinh tế phát triển đã duy trì tỷ giá hối đoái cố định bằng cách nêu giá trị đồng tiền của mình vao vang cho đến năm 1971. Đây cũng chính là nguyên tắc cốt lõi của thị trường tiền tệ cho đến thời điểm đó. Sau khi hệ thống Bretton Woods bị xóa bỏ, các nước này chuyển sang hệ thống tỷ giá thả nổi, trong đó mỗi đồng tiền đều có tính tự do chuyển đổi và đều có thể được mua bán trên thị trường theo giá cả được xác định dựa vào cung và cầu thực tế đối với đồng tiền đó.
Thị trường Ngoại hối là thị trường tự do; nó không có một trung tâm giao dịch tập trung hay các tiêu chuẩn giao dịch thống nhất. Việc trao đổi tiền tệ được thực hiện thông qua hệ thống các ngân hàng thương mại, ngân hàng trung ương, công ty đầu tư, môi giới cũng như các nhà kinh doanh và đầu tư cá nhân. Hầu hết các hoạt động trên thị trường đều được xử
lý thông qua các ngân hàng lớn và có ảnh hưởng, thường được gọi là những tổ chức tạo lập thị trường (market makers).
Thị trường Ngoại hối có giá trị giao dịch lớn nhất trong số các thị trường tài chính, và giá trị này cũng tăng lên rất nhanh: tổng giá trị giao dịch trong một ngày của thị trường Ngoại hối là khoảng 5 tỷ đô- la vào năm 1977, con số này tăng lên 600 tỷ đô-la mười năm sau đó, va chạm mốc 1 nghìn tỷ vào năm 1998. Ngay nay, giá trị này là khoảng 2 đến 3,5 ngàn tỷ đô-la. So sánh con số này với giá trị giao dịch của thị trường trái phiếu Mỹ ‒ khoảng 300 tỷ đô-la - hay thị trường chứng khoán - khoảng 100 tỷ đô-la - ta sẽ thấy nó lớn tới mức nào. Giá trị giao dịch của thị trường Ngoại hối lớn gấp năm lần tổng giá trị giao dịch của tất cả các thị trường tài chính khác cộng lại.
Không lưu trước đây, chỉ có các ngân hàng lớn thực hiện các giao dịch ngoại hối. Sự hạn chế đó đã bị phá bỏ nhanh chóng nhờ sự phát triển của công nghệ, mạng Internet và đặc biệt là các phần mềm. Những yếu tố này làm cho tính thanh khoản của thị trường tăng lên còn chi phí thì giảm xuống. Dần dần, việc giao dịch kiếm lời đã phát triển bùng nổ khi tất cả mọi người đều có thể tham gia thị trường.
Thị trường Ngoại hối là thị trường sôi động và có tính thanh khoản cao nhất trên thế giới bởi nó mở cửa 24 giờ mỗi ngày. Nó khác biệt so với các thị trường tài chính truyền thống khác do "hàng hóa" của nó được luân chuyển rất nhanh còn chi phí giao dịch thì lại rất thấp.
Thị trường Ngoại hối:
∙ Mang tính toàn cầu do nó không có một trung tâm thanh toán tiền mặt tập trung. Nó bao gồm nhiều thành phần tham gia tại nhiều không gian địa lý khác nhau.
∙ Có tính thanh khoản cao. Số lượng lớn người tham gia thị trường khiến giá trị giao dịch lớn và cho phép bất cứ loại ngoại tệ nào cũng có thể được mua hay bán theo giá thị trường vào bất cứ thời điểm nào.
∙ Dễ dàng tiếp cận. Thị trường Ngoại hối cũng như thông tin về nó, như tin tức hay các chỉ số tài chính, có thể được tiếp cận một cách dễ dàng. Bạn có thể mở, đóng hoặc thay đổi trạng thái giao dịch của mình bất cứ lúc nào trong ngày.
∙ Luôn được đảm bảo chất lượng hoạt động. Mỗi giao dịch được thực hiện nhanh chóng theo giá thị trường nhờ vào tính thanh khoản cao và sự trợ giúp của hệ thống máy tính. Nó cho phép tránh được tình trạng trượt giá và các hạn chế
khác trong hoạt động giao dịch hoán đổi tiền tệ.
∙ Hoạt động 24 giờ mỗi ngày. Giao dịch được thực hiện 24 giờ một ngày, từ Thứ Hai đến thứ Sáu, trừ các ngày cuối tuần và một vài ngày nghỉ khác.
Thị trường Ngoại hối là một thị trường đặc thù, các giao dịch trong đó đều được xử lý tự động thông qua mạng Internet với sự trợ giúp của một phần mềm đặc biệt. Bởi vậy bạn không nhất thiết phải đóng bộ chỉnh tề, com-lê cà vạt mới được phép giao dịch trên thị trường và uy tín hay đạo đức của bạn trong trường hợp này cũng không giúp ích được gì nhiều. Dù trong cuộc sống thực, bạn có thể cố gắng sửa chữa sai lầm, xóa bỏ những hiểu nhầm hay dàn xếp các vấn đề, nhưng trên thị trường Ngoại hối sẽ không ai thèm quan tâm đến chuyện người đang ngồi trước màn hình và thực hiện giao dịch lai. Điều này thoạt nghe có vẻ không hay. Nhưng tôi nghĩ đó cũng là một điểm tốt bởi nó là một thị trường tự do và ràng hiểu biết của bạn sẽ được đánh giá đúng với giá trị thực của nó. Lợi nhuận thu được là bằng chứng duy nhất và không thể chối cãi cho thành công của chính bạn. Hãy làm tốt và bạn sẽ không bao giờ bị đánh giá thấp!
Có ba lý do chính khiến người ta tham gia thị trường Ngoại hối: đầu tư, bảo vệ mình khỏi các rủi ro tiền tệ và đầu cơ. Những lý do cuối cùng mới là động cơ chính của những người tham gia thị trường, có đến 80-90% các nhà kinh doanh hướng tới mục đích tìm kiếm lợi nhuận nhờ vào chênh lệch tỷ giá. Các đồng tiền và cặp tiền tệ trên thị trường Ngoại hối cũng đồng thời được sử dụng trong các giao dịch tài chính với vai trò là phương tiện thanh toán. Chính các giao dịch thanh toán quốc tế được thực hiện bởi các doanh nghiệp và tổ chức là đảm bảo cho sự vận hành của nền kinh tế nói chung, cũng như hoạt động và sự ổn định thị trường Ngoại hối nói riêng.
Mọi người thường nói rằng kinh doanh Ngoại hối chứa đựng nhiều rủi ro. Vậy thực hư thế nào? Sự thay đổi nhanh chóng của giá cả tại đây không có nghĩa là nó rủi ro hơn các thị trường tài chính khác. Chắc chắn là có nhiều rủi ro hiện hữu trên thị trường Ngoại hối, tuy nhiên nó không phải là không thể tránh được. Bản thân thị trường là trung lập và thua lỗ
cũng không phải là thuộc tính của nó. Điều quan trọng nằm ở quyết định mua hay bán của người kinh doanh. Nếu bạn bị chiếc búa đập vào tay thì liệu chiếc búa có đáng trách hay không? Và liệu bạn có ngừng làm việc vì sợ bị búa đập không? Quan trọng là bạn cần nhìn nhận rõ ràng rằng bản thân đầu tư không phải là một rủi ro mà là quá trình quản trị rủi ro. Bạn không được phép lờ đi những rủi ro hiện hữu. Bởi vì trong khi cố gắng tối đa hóa lợi nhuận, bạn có thể bị thua lỗ nặng nề. Trước khi bắt tay vào kinh doanh, hãy tính toán khả năng tài chính của mình, chuẩn bị tâm lý sẵn sàng cho một quá trình làm việc chăm chỉ chứ không phải một cuộc phiêu lưu thú vị.
Thị trường Ngoại hối (tiếng Anh: Foreign Exchange Market, viết tắt là FOREX hay FX là thị trường tiền tệ liên ngân hàng quốc tế, còn được nhắc đến dưới cái tên Thị trường Tiền mặt (Cash Market) hoặc Thị trường Liên ngân hàng Giao ngay (Spot Interbank Market). Thị trường Ngoại hối tồn tại bất cứ nơi em ở đó, tiền tệ của một quốc gia nt được chuyển đổi thành tiền tệ của một quốc gia khác. Chính chúng ta sẽ vô tình trở thành người tham gia thị trường Ngoại hối nếu như, hãy lấy một ví dụ đơn giản, trong một chuyến đi du lịch nước ngoài, chúng ta đổi tiền tệ của nước mình sang tiền tệ của nước mà chúng ta tới thăm để chi tiêu. Vì vậy, sẽ không có gì đáng ngạc nhiên khi biết rằng nếu lấy doanh số hàng ngày của thị trường Ngoại hối chia cho dân số trên Trái đất thì mỗi người trong chúng ta đóng góp khoảng 200 đô-la Mỹ vào con số đó. Thị trường Ngoại hối phục vụ nhu cầu chuyển đổi tiền tệ vì mục đích giao dịch đơn thuần cũng như để tìm kiếm lợi nhuận.
Thị trường Ngoại hối như hiện nay hình thành sau một loạt cải cách diễn ra vào năm 1971, sau khi hệ thống quản lý tiền tệ Bretton Woods bị xóa bỏ (hệ thống này được đặt theo tên thị trấn Bretton Woods ở bang New Hampshire, Mỹ, nơi Hội nghị Tài chính và Tiền tệ Quốc tế diễn ra vào năm 1944 dưới sự bảo trợ của Liên Hợp Quốc. Tại đây, Hiệp ước Bretton Woods đã được ký kết). Các nước có nền kinh tế phát triển đã duy trì tỷ giá hối đoái cố định bằng cách nêu giá trị đồng tiền của mình vao vang cho đến năm 1971. Đây cũng chính là nguyên tắc cốt lõi của thị trường tiền tệ cho đến thời điểm đó. Sau khi hệ thống Bretton Woods bị xóa bỏ, các nước này chuyển sang hệ thống tỷ giá thả nổi, trong đó mỗi đồng tiền đều có tính tự do chuyển đổi và đều có thể được mua bán trên thị trường theo giá cả được xác định dựa vào cung và cầu thực tế đối với đồng tiền đó.
Thị trường Ngoại hối là thị trường tự do; nó không có một trung tâm giao dịch tập trung hay các tiêu chuẩn giao dịch thống nhất. Việc trao đổi tiền tệ được thực hiện thông qua hệ thống các ngân hàng thương mại, ngân hàng trung ương, công ty đầu tư, môi giới cũng như các nhà kinh doanh và đầu tư cá nhân. Hầu hết các hoạt động trên thị trường đều được xử
lý thông qua các ngân hàng lớn và có ảnh hưởng, thường được gọi là những tổ chức tạo lập thị trường (market makers).
Thị trường Ngoại hối có giá trị giao dịch lớn nhất trong số các thị trường tài chính, và giá trị này cũng tăng lên rất nhanh: tổng giá trị giao dịch trong một ngày của thị trường Ngoại hối là khoảng 5 tỷ đô- la vào năm 1977, con số này tăng lên 600 tỷ đô-la mười năm sau đó, va chạm mốc 1 nghìn tỷ vào năm 1998. Ngay nay, giá trị này là khoảng 2 đến 3,5 ngàn tỷ đô-la. So sánh con số này với giá trị giao dịch của thị trường trái phiếu Mỹ ‒ khoảng 300 tỷ đô-la - hay thị trường chứng khoán - khoảng 100 tỷ đô-la - ta sẽ thấy nó lớn tới mức nào. Giá trị giao dịch của thị trường Ngoại hối lớn gấp năm lần tổng giá trị giao dịch của tất cả các thị trường tài chính khác cộng lại.
Không lưu trước đây, chỉ có các ngân hàng lớn thực hiện các giao dịch ngoại hối. Sự hạn chế đó đã bị phá bỏ nhanh chóng nhờ sự phát triển của công nghệ, mạng Internet và đặc biệt là các phần mềm. Những yếu tố này làm cho tính thanh khoản của thị trường tăng lên còn chi phí thì giảm xuống. Dần dần, việc giao dịch kiếm lời đã phát triển bùng nổ khi tất cả mọi người đều có thể tham gia thị trường.
Thị trường Ngoại hối là thị trường sôi động và có tính thanh khoản cao nhất trên thế giới bởi nó mở cửa 24 giờ mỗi ngày. Nó khác biệt so với các thị trường tài chính truyền thống khác do "hàng hóa" của nó được luân chuyển rất nhanh còn chi phí giao dịch thì lại rất thấp.
Thị trường Ngoại hối:
∙ Mang tính toàn cầu do nó không có một trung tâm thanh toán tiền mặt tập trung. Nó bao gồm nhiều thành phần tham gia tại nhiều không gian địa lý khác nhau.
∙ Có tính thanh khoản cao. Số lượng lớn người tham gia thị trường khiến giá trị giao dịch lớn và cho phép bất cứ loại ngoại tệ nào cũng có thể được mua hay bán theo giá thị trường vào bất cứ thời điểm nào.
∙ Dễ dàng tiếp cận. Thị trường Ngoại hối cũng như thông tin về nó, như tin tức hay các chỉ số tài chính, có thể được tiếp cận một cách dễ dàng. Bạn có thể mở, đóng hoặc thay đổi trạng thái giao dịch của mình bất cứ lúc nào trong ngày.
∙ Luôn được đảm bảo chất lượng hoạt động. Mỗi giao dịch được thực hiện nhanh chóng theo giá thị trường nhờ vào tính thanh khoản cao và sự trợ giúp của hệ thống máy tính. Nó cho phép tránh được tình trạng trượt giá và các hạn chế
khác trong hoạt động giao dịch hoán đổi tiền tệ.
∙ Hoạt động 24 giờ mỗi ngày. Giao dịch được thực hiện 24 giờ một ngày, từ Thứ Hai đến thứ Sáu, trừ các ngày cuối tuần và một vài ngày nghỉ khác.
Thị trường Ngoại hối là một thị trường đặc thù, các giao dịch trong đó đều được xử lý tự động thông qua mạng Internet với sự trợ giúp của một phần mềm đặc biệt. Bởi vậy bạn không nhất thiết phải đóng bộ chỉnh tề, com-lê cà vạt mới được phép giao dịch trên thị trường và uy tín hay đạo đức của bạn trong trường hợp này cũng không giúp ích được gì nhiều. Dù trong cuộc sống thực, bạn có thể cố gắng sửa chữa sai lầm, xóa bỏ những hiểu nhầm hay dàn xếp các vấn đề, nhưng trên thị trường Ngoại hối sẽ không ai thèm quan tâm đến chuyện người đang ngồi trước màn hình và thực hiện giao dịch lai. Điều này thoạt nghe có vẻ không hay. Nhưng tôi nghĩ đó cũng là một điểm tốt bởi nó là một thị trường tự do và ràng hiểu biết của bạn sẽ được đánh giá đúng với giá trị thực của nó. Lợi nhuận thu được là bằng chứng duy nhất và không thể chối cãi cho thành công của chính bạn. Hãy làm tốt và bạn sẽ không bao giờ bị đánh giá thấp!
Có ba lý do chính khiến người ta tham gia thị trường Ngoại hối: đầu tư, bảo vệ mình khỏi các rủi ro tiền tệ và đầu cơ. Những lý do cuối cùng mới là động cơ chính của những người tham gia thị trường, có đến 80-90% các nhà kinh doanh hướng tới mục đích tìm kiếm lợi nhuận nhờ vào chênh lệch tỷ giá. Các đồng tiền và cặp tiền tệ trên thị trường Ngoại hối cũng đồng thời được sử dụng trong các giao dịch tài chính với vai trò là phương tiện thanh toán. Chính các giao dịch thanh toán quốc tế được thực hiện bởi các doanh nghiệp và tổ chức là đảm bảo cho sự vận hành của nền kinh tế nói chung, cũng như hoạt động và sự ổn định thị trường Ngoại hối nói riêng.
Mọi người thường nói rằng kinh doanh Ngoại hối chứa đựng nhiều rủi ro. Vậy thực hư thế nào? Sự thay đổi nhanh chóng của giá cả tại đây không có nghĩa là nó rủi ro hơn các thị trường tài chính khác. Chắc chắn là có nhiều rủi ro hiện hữu trên thị trường Ngoại hối, tuy nhiên nó không phải là không thể tránh được. Bản thân thị trường là trung lập và thua lỗ
cũng không phải là thuộc tính của nó. Điều quan trọng nằm ở quyết định mua hay bán của người kinh doanh. Nếu bạn bị chiếc búa đập vào tay thì liệu chiếc búa có đáng trách hay không? Và liệu bạn có ngừng làm việc vì sợ bị búa đập không? Quan trọng là bạn cần nhìn nhận rõ ràng rằng bản thân đầu tư không phải là một rủi ro mà là quá trình quản trị rủi ro. Bạn không được phép lờ đi những rủi ro hiện hữu. Bởi vì trong khi cố gắng tối đa hóa lợi nhuận, bạn có thể bị thua lỗ nặng nề. Trước khi bắt tay vào kinh doanh, hãy tính toán khả năng tài chính của mình, chuẩn bị tâm lý sẵn sàng cho một quá trình làm việc chăm chỉ chứ không phải một cuộc phiêu lưu thú vị.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét